Hệ thống dẫn động là một phần quan trọng trong một chiếc xe, đóng vai trò quyết định trong việc truyền động từ động cơ đến bánh xe. Hiểu rõ về các kiểu hệ thống này và ưu nhược điểm của chúng sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của mình. Hãy cùng CarOn tìm hiểu nhé!
Có những kiểu hệ thống dẫn động nào?
Đối với xe hơi, có 4 kiểu hệ thống dẫn động phổ biến nhất:
- Hệ thống dẫn động cầu trước FWD (Front-Wheel Drive)
- Hệ thống dẫn động cầu sau RWD (Rear-Wheel Drive)
- Hệ thống dẫn động dẫn động 4 bánh 4WD (Four-Wheel Drive)
- Hệ thống dẫn động dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD (All-Wheel Drive).
Mỗi hệ thống sẽ có những ưu điểm, nhược điểm và khả năng ứng dụng khác nhau.
>>> Xem thêm: Cầu xe ô tô
Ưu và nhược điểm của hệ thống dẫn động cầu trước FWD
Dẫn động cầu trước (FWD) là loại hệ thống dẫn động phổ biến nhất hiện nay. Với FWD, sức mạnh từ động cơ được truyền tới hai bánh xe trước thông qua hộp số và trục truyền động. Hai bánh xe trước sẽ vừa có chức năng kéo xe vừa có chức năng lái xe.
Hệ thống này được sử dụng rộng rãi cho các loại xe con, xe sedan, hatchback, crossover…
Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản và không chiếm nhiều không gian gầm xe. Do đó, chi phí sản xuất và bảo trì của hệ thống này thấp hơn so với các loại hệ thống khác.
- FWD giúp tiết kiệm nhiên liệu do không cần phải truyền lực qua nhiều bộ phận và không gây ra nhiều ma sát.
- Giúp làm tăng không gian nội thất và khoang hành lý bởi không có các kết cấu cơ khí phức tạp chiếm diện tích.
- Xe có khả năng vận hành tốt trên các địa hình bằng phẳng và khô ráo do có lực kéo cao ở bánh trước.
- Hệ thống FWD giúp xe có khả năng quay vòng nhỏ do góc lái lớn.
Nhược điểm
- Phần đầu xe nặng hơn do tập trung nhiều bộ phận ở phía trước. Điều này có thể gây ra hiện tượng quăng đầu, mất lái khi vào cua ở tốc độ cao hoặc khi phanh gấp.
- FWD làm cho bánh xe trước bị quá tải do phải thực hiện cả hai chức năng kéo và lái. Điều này có thể gây ra hiện tượng trượt bánh, mòn lốp và hao mòn các bộ phận khác như giảm xóc, bạc đạn, ổ trục…
- Hệ thống FWD không phù hợp với các loại xe có công suất lớn do có giới hạn về dung tích động cơ và hộp số.
- Hệ thống dẫn động cầu trước không thích hợp cho việc kéo những vật nặng hoặc điều kiện đường không thuận lợi, vì sức kéo chủ yếu đến từ bánh trước.
>>> Xem thêm: Khám phá cấu tạo chung của ô tô?
Ưu và nhược điểm của hệ thống dẫn động cầu sau RWD
Hệ thống RWD sẽ truyền sức mạnh từ động cơ tới hai bánh xe sau thông qua hộp số, trục các đăng và vi sai. Hai bánh xe sau sẽ có chức năng đẩy xe trong khi hai bánh xe trước chỉ có chức năng lái xe.
RWD được sử dụng nhiều cho các loại xe thể thao, xe tải, xe buýt…
Ưu điểm
- Có khả năng tăng tốc và vận hành tốt trên các địa hình khó khăn do có lực đẩy cao ở bánh sau.
- Khả năng chịu tải trọng và kéo tải cao do có lực đẩy mạnh ở bánh sau.
- Hệ thống RWD giúp xe có khả năng lái linh hoạt và chính xác do hai bánh trước không bị ảnh hưởng bởi lực kéo.
- Với động cơ đặt phía trước và hệ thống dẫn động cầu sau, trọng lượng được phân phối cân đối giữa hai cầu, cung cấp sự cân bằng tốt hơn và khả năng điều khiển tốt hơn.
- RWD thích hợp cho việc chở những vật nặng.
- Hệ thống RWD thường có cậu tạo đơn giản hơn và chịu đựng được áp lực lớn hơn so với hệ thống dẫn động FWD.
Nhược điểm
- Hệ thống RWD có cấu tạo phức tạp và chiếm nhiều không gian gầm xe. Do đó, chi phí sản xuất và bảo trì của hệ thống này cao hơn so với các loại hệ thống khác.
- Tiêu hao rất nhiều nhiên liệu nhiều do phải truyền lực qua nhiều bộ phận và gây ra nhiều ma sát.
>>> Xem thêm: Động cơ Boxer là gì?
Ưu và nhược điểm của hệ thống dẫn động 4WD
Xe dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD là loại xe mà động cơ truyền trực tiếp sức mạnh đến cả 4 bánh xe thông qua một hộp số phụ, trong đó có chức năng gài cầu và phân phối lực kéo lên cầu trước.
Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD được biết đến với khả năng vượt địa hình mạnh mẽ, thường được áp dụng rộng rãi trong các dòng xe SUV và bán tải như Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Ford Ranger, Toyota Hilux…
Ưu điểm
- Khả năng vận hành vượt trội, cho phép vượt qua mọi địa hình hiểm trở và điều kiện chuyển động khó khăn.
- Khi chuyển sang chế độ 2 cầu, độ bám đường ổn định ở tất cả 4 bánh xe.
- Phù hợp với các cuộc đua off-road và người thường xuyên di chuyển trên địa hình khắc nghiệt.
Nhược điểm
- Hệ dẫn động ô tô 4 bánh bán thời gian đòi hỏi kỹ thuật lái xe tốt, người lái phải nắm bắt được địa hình để chọn cách dẫn động phù hợp nhất.
- Hệ thống 4WD rất phức tạp và có nhiều chi tiết, dẫn đến tăng trọng lượng xe và tiêu thụ nhiên liệu cao.
- Chi phí sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các thiết bị cao.
Ưu và nhược điểm của hệ thống dẫn động AWD
Xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD có phần động cơ truyền sức mạnh đến cả 2 cầu và hệ thống điện tử tự động phân phối lực đến các bánh xe dựa trên tính toán. Người lái không cần can thiệp như trong trường hợp của hệ thống 4WD.
Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD thường được ứng dụng nhiều trên các mẫu xe đô thị, đặc biệt là crossover như Mazda CX-5, Hyundai SantaFe, Kia Sorento…
Ưu điểm
- Hệ thống AWD giúp xe có khả năng vận tốc giữa trục trước và sau linh hoạt, giúp xe di chuyển dễ dàng, ổn định ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau.
- Khả năng tăng tốc và vào cua tốt do có lực kéo và lực đẩy cân bằng ở cả 4 bánh xe.
- AWD giúp xe có khả năng lái linh hoạt và chính xác do hai bánh trước không bị ảnh hưởng bởi lực kéo.
Nhược điểm
- Hệ thống AWD có cấu tạo phức tạp và chiếm nhiều không gian gầm xe. Do đó, chi phí sản xuất và bảo trì của hệ thống này cao hơn so với các loại hệ thống khác.
- Mức độ tiêu hao nhiên liệu nhiều do phải truyền lực qua nhiều bộ phận và gây ra nhiều ma sát.
Khi quyết định mua xe cầu trước, cầu sau, AWD hay 4WD, cần xem xét nhu cầu sử dụng và ngân sách mua xe. Giá thành của xe dẫn động 2 cầu AWD và 4WD thường cao hơn so với xe dẫn động cầu trước FWD và cầu sau RWD.
HỆ THỐNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ Ô TÔ CARON
CarOn được khách hàng tin tưởng và biết đến là chuỗi trung tâm dịch vụ sửa chữa ô tô tiêu chuẩn 5S. Bạn có thể mang xế yêu của mình tới CarOn để thực hiện mọi dịch vụ từ sửa chữa, bảo dưỡng, độ xe…
Hãy liên hệ với CarOn ngay theo Hotline: 0919.009.069
Cơ sở 1 – CarOn Xuân Phương Lô P3, Phố Thị Cấm, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội Phone: 0919009069 |
Cơ sở 2 – CarOn Hoàng Quốc Việt 455 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Phone: 1900633612 |
Cơ sở 3 – CarOn Lai Xá Km14, Quốc Lộ 32, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh cổng chào Hoài Đức) Phone: 0384653472 |
Cơ sở 4 – CarOn Mobile HN1 Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động |
Cơ sở 5 – CarOn Care Thái Nguyên 76 đường Việt Bắc, Đồng Quang, Thái Nguyên Phone: 0975782639 |
Cơ sở 6 – CarOn Care An Khánh Khu Biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội Phone: 0963598600 |