Xe số sàn có cấu tạo đơn giản hơn nhiều so với xe ô tô số tự động. Tuy nhiên để vận hành thì xe hơi số sàn lại phức tạo hơn rất nhiều. Bài viết này, CarOn sẽ mang tới cho bạn các tips để lái xe số sàn một cách dễ dàng nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Xe số sàn là gì?
Hộp số số sàn là loại hộp số truyền thống, có cấu trúc đơn giản với các bánh răng và ly hợp để chuyển đổi số. Người lái xe phải sử dụng chân trái để bấm ly hợp và chân phải để thay đổi số.
Như vậy, xe số sàn là loại xe mà người lái phải điều khiển cần số bằng tay để chuyển đổi giữa các số khác nhau.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu ưu nhược điểm của 4 kiểu hệ thống dẫn động
Phân biệt chân côn – phanh – ga
Đầu tiên, muốn lái được xe ô tô số sàn, bạn cần phân biệt được 3 bàn đạp này. Chân côn, chân phanh và chân ga được thiết kế có vị trí gần nhau, nên cần biết rõ vị trí và công năng để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
3 bàn đạp này được thể hiện như trên hình sau:
- Chân côn (hay còn gọi là bàn đạp ly hợp): Đây là bàn đạp để điều khiển kết nối giữa động cơ và hộp số.
- Chân phanh: Đây là bàn đạp để điều khiển hệ thống phanh của xe.
- Chân ga: Đây là bàn đạp để điều khiển tăng tốc độ của xe.
So với lái xe số tự động, xe ô tô số sàn đòi hỏi một số phức tạp hơn vì người lái phải tự chuyển số và sử dụng chân côn. Tuy nhiên, chỉ cần hiểu nguyên lý hoạt động của hộp số sàn và hệ thống ly hợp, lái xe số sàn không khó khăn.
Ý nghĩa ký hiệu trên cần số ô tô số sàn
Trước tiên, mời bạn quan sát cần số trên những chiếc xe hơi số sàn:
Các ký hiệu cơ bản trên cần số sàn
- Số trung gian: thường có ký hiệu số N (Neutral), số 0 hay số “mo”…
- Số tiến: số 1, 2, 3, 4, 5…
- Số lùi: ký hiệu R (Reverse)
Khác với ký hiệu số tự động thường được in trên bệ cần số, các ký hiệu số sàn được in trực tiếp trên tay nắm cần số theo sơ đồ hình chữ H đặc trưng như sau:
- Số lẻ 1, 3, 5… nằm ở hàng trên.
- Số chẵn 2, 4, 6… nằm ở hàng dưới.
- Số N nằm trên đường ngang ở giữa (vị trí trung tâm).
- Số R có thể nằm ở trên, dưới hoặc cùng trục ngang với số N.
Ý nghĩa của các số trên cần số xe số sàn
- Số 1: Đây là số có lực dẫn động cao nhất và tốc độ thấp nhất. Sử dụng số 1 khi xe bắt đầu khởi hành hoặc khi xe cần vượt qua đường dốc cao.
- Số 2, 3: Số 2 có lực dẫn động cao thứ hai, thấp hơn số 1 nhưng tốc độ cao hơn. Thường sử dụng số 2 sau khi đã sử dụng số 1. Tương tự, số 3 có lực dẫn động thấp hơn số 2 nhưng tốc độ cao hơn số 2. Số 2 và số 3 thường được sử dụng khi xe chạy ở tốc độ thấp.
- Số 4, 5, 6: Các số này được sử dụng khi xe chạy ở tốc độ trung bình đến cao. Khi đó, xe không cần lực dẫn động lớn mà chỉ cần duy trì tốc độ ổn định.
Tương quan giữa cấp số và tốc độ của xe:
- Số 1: 8 – 16 km/h
- Số 2: 16 – 32 km/h
- Số 3: 32 – 48 km/h
- Số 4: 48 – 72 km/h
- Số 5: trên 72 km/h
- Số N: Không lăn bánh – 0 km/h
- Số R: Lùi với tốc độ tương ứng số 1
Bảng này chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi hộp số của từng hãng xe, thậm chí từng mẫu xe, sẽ có sự phân chia tỷ lệ truyền động khác nhau dựa trên đặc điểm và thế mạnh của xe.
Hướng dẫn cách đặt chân côn, phanh, ga
Hộp số sàn ô tô có độ êm ái phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp hiệu quả giữa chân côn, phanh, và ga. Khi mới bắt đầu lái xe số sàn, người lái thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa ba bàn đạp này. Tuy nhiên, có một số quy tắc lái xe số sàn giúp người lái tránh nhầm lẫn giữa chân côn, ga và phanh. Trước hết, việc ngồi thoải mái trong tư thế ngồi là rất quan trọng để hai chân có sự linh hoạt tối đa.
- Gót chân luôn tiếp xúc với sàn xe và không được rời khỏi sàn.
- Chân phải có nhiệm vụ đạp chân ga và chân phanh. Người lái đặt gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh. Không cần nhấc cả chân để đạp phanh hoặc ga, chỉ sử dụng phần trước của bàn chân. Gót chân cố định trên sàn xe giúp giữ vị trí chân chính xác. Quy tắc này giúp người lái dễ dàng điều chỉnh lực ga và lực phanh, linh hoạt chuyển đổi giữa chân ga và chân phanh theo nguyên tắc “không ga thì phanh”.
- Chân trái chỉ đảm nhận nhiệm vụ với chân côn. Tuyệt đối không sử dụng chân trái để đạp ga vì có thể gây nhầm lẫn.
Để thành thạo, hãy thường xuyên luyện tập để có thể lái xe an toàn, xử lý các tình huống nguy hiểm một cách nhanh chóng.
Cách vào số xe ô tô số sàn
Để vào số trên xe ô tô số sàn cần thực hiện qua 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Đạp chân côn
Bước 2: Vào số
Bước 3: Nhả chân côn từ từ, đạp nhẹ chân ga
>>> Cách vào số như sau:
- Số 1: Đẩy cần số sang hết bên trái, sau đó đẩy lên.
- Số 2: Đẩy cần số sang hết bên trái, sau đó đẩy xuống.
- Số 3: Đẩy cần số sang về giữa, sau đó đẩy lên.
- Số 4: Đẩy cần số sang về giữa, sau đó đẩy xuống.
- Số 5: Đẩy cần số sang hết bên phải, sau đó đẩy lên.
- Số R: Đẩy cần số sang hết bên phải, sau đó đẩy xuống.
- Số N: Đẩy cần số về vị trí chính giữa của trục ngang.
Cách chạy xe số sàn
Bước 1: Chân trái đạp hết chân côn.
Bước 2: Chuyển cần số về vị trí N ở ngay điểm giữa của chữ H.
Bước 3: Chân trái giữ đạp chân côn, tay phải bật chìa khóa để nổ máy xe. Sau khi xe đã nổ máy thì bạn có thể nhả chân côn.
Bước 4: Chân trái đạp chân côn, tay phải gạt cần số để về số 1 và bắt đầu chạy xe.
Bước 5: Từ từ nhả chân côn bên trái. Trong quá trình này, hãy tránh nhả côn quá nhanh để tránh tình trạng xe bị giật và tắt máy. Thay vào đó, đợi đến khi xe bắt đầu di chuyển rồi mới hoàn toàn nhả côn. Đồng thời, bắt đầu đạp nhẹ chân ga bên phải.
Bước 6: Sau khi xe đạt tốc độ khoảng 15-20 km/h, đạp chân côn bên trái đến hết hành trình, sau đó gạt cần số sang số 2. Tiếp theo, từ từ nhả chân côn đồng thời nhẹ nhàng đạp chân ga.
Cách dừng xe số sàn
Khi muốn dừng đỗ xe số sàn, người lái thực hiện các bước sau:
- Chuyển chân phải từ chân ga sang chân phanh, đạp phanh để giảm tốc độ từ từ.
- Khi xe sắp dừng, đạp chân côn bên trái để tránh tình trạng tắt máy hoặc xe bị giật.
- Khi xe đã dừng hoàn toàn, chuyển cần số về vị trí N.
- Kéo phanh tay và tắt máy xe.
Cách lùi xe số sàn
Để lùi được xe ô tô số sàn, hãy làm theo các bước sau:
- Dừng xe và bật đèn cảnh báo.
- Đạp chân côn và chân phanh, chuyển cần số về số lùi R.
- Từ từ nhả chân côn và đạp nhẹ chân ga để lùi xe.
Nếu bạn đang còn phân vân mua xe số sàn hay số tự động, hãy chủ động tìm hiểu thật kỹ để xem xe đó có thực sự phù hợp với bạn không.
>>> Dành cho bạn: Cách lái xe ô tô số tự động an toàn
Nên mua xe ô tô số sàn hay mua xe số tự động?
HỆ THỐNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ Ô TÔ CARON
CarOn được khách hàng tin tưởng và biết đến là chuỗi trung tâm dịch vụ sửa chữa ô tô tiêu chuẩn 5S. Bạn có thể mang xế yêu của mình tới CarOn để thực hiện mọi dịch vụ từ sửa chữa, bảo dưỡng, độ xe…
Hãy liên hệ với CarOn ngay theo Hotline: 0919.009.069
Cơ sở 1 – CarOn Xuân Phương Lô P3, Phố Thị Cấm, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội Phone: 0919009069 |
Cơ sở 2 – CarOn Hoàng Quốc Việt 455 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Phone: 1900633612 |
Cơ sở 3 – CarOn Lai Xá Km14, Quốc Lộ 32, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh cổng chào Hoài Đức) Phone: 0384653472 |
Cơ sở 4 – CarOn Mobile HN1 Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động |
Cơ sở 5 – CarOn Care Thái Nguyên 76 đường Việt Bắc, Đồng Quang, Thái Nguyên Phone: 0975782639 |
Cơ sở 6 – CarOn Care An Khánh Khu Biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội Phone: 0963598600 |