QUY TRÌNH SƠN XE Ô TÔ CƠ BẢN NHẤT

Sau một thời gian sử dụng xe hơi, xe bạn có những vết trầy xước trên bề mặt cần được sửa chữa? Bạn muốn thay đổi màu sơn nhưng không biết các bước thực hiện có phức tạp không? Bài viết dưới đây của CarOn sẽ cho bạn biết chi tiết về quy trình sơn xe ô tô cơ bản nhất hiện nay.

Sơn xe ô tô trong trường hợp nào?

Khắc phục trầy xước, hư hỏng trên bề mặt

Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ không thể tránh khỏi những va chạm không đáng có với môi trường. Va chạm với tường, các vật thể bên ngoài là nguyên nhân khiến lớp sơn xe bị trầy xước. Các tác nhân như mưa, nắng, bụi bẩn có thể khiến xe bị loang màu sơn. Giải pháp trong trường hợp này chính là sơn ô tô. Nếu không sơn lại, lớp sơn có thể bị hỏng nặng khiến bề mặt xe bị gỉ sét.

Khắc phục trầy xước, hư hỏng trên bề mặt

Thay đổi màu xe

Nhiều người sau một thời gian sử dụng xe lại muốn sở hữu một chiếc xe với màu sơn khác nhưng lại không có đủ chi phí để mua cả một chiếc xe mới. Chính vì vậy họ lựa chọn sơn lại ô tô. Việc này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp bảo vệ được về mặt xe.

Đây được coi là một biện pháp tuyệt vời để chủ xe tân trang lại chiếc xế hộp của mình.

Thay đổi màu xe

Quy trình sơn xe ô tô cơ bản

Việc sơn ô tô nên được thực hiện tại các cơ sở chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dịch vụ. Mỗi cơ sở sẽ có những bước làm với mức chi phí  khác nhau. Nhìn chung, quy trình sơn xe ô tô cần kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm và nhiều thời gian để hoàn thiện. Một quy trình sơn ô tô cơ bản bao gồm 09 bước dưới đây:

Bước 1. Tiếp nhận xe và kiểm tra, tư vấn

Khi khách hàng mang xe tới garage, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra xe. Công đoạn này giúp phát hiện các vấn đề của xe để lựa chọn được kiểu sơn phù hợp.

Sau đó nhân viên sẽ lắng nghe mong muốn của chủ xe để tư vấn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và tình trạng của xe.

Bước 2. Làm phẳng bề mặt sơn ô tô

Đây là bước quan trọng phải có khi sơn lại ô tô. Để làm phẳng bề mặt ô tô, kỹ thuật viên phải có tay nghề, tỉ mỉ để loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ. Việc này sẽ tạo ra một bề mặt nhám, tăng khả năng bám dính tốt nhất cho lớp sơn mới. Tại bước này, kỹ thuật viên sẽ sử dụng các máy mài chuyên dụng , giấy ráp, thiết bị gò phù hợp.

Làm phẳng bề mặt sơn ô tô trong quy trình sơn xe ô tô

Bước 3. Sơn chống gỉ

Bước thứ 3 trong quy trình sơn xe ô tô là sơn lót chống gỉ. Lớp sơn này đóng vai trò như một lớp lót an toàn, có công dụng bảo vệ thân xe khỏi các tác nhân gây hại như chất làm oxy hóa, hơi nước, tia UV…

Sau khi lớp sơn này khô hoàn toàn, thợ thi công sẽ tiến hành đánh giấy ráp lần nữa nhằm tạo sự hoàn hảo cho bề mặt. Bước này bắt buộc phải có để xe bạn sẽ không bị ăn mòn về sau.

Bước 4. Đắp bả matit

Với những chiếc xe bị trầy xước nặng, lồi hoặc lõm nhiều do va chạm sẽ phải làm bước này. Kỹ thuật viên sử dụng bột matit kết hợp với nước để tạo thành một hỗn hợp gần giống xi măng. Hỗn hợp này có đặc tính mềm, dẻo, dễ bám giúp khắc phục những vết xước, lõm.

Đắp bả matit sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ của xe sau khi sơn. Lớp matit mịn màng sẽ làm cho quá trình sơn xe ô tô thuận lợi hơn và cũng hiệu quả hơn.

Bước 5: Sơn phủ

Sau khi đã có một bề mặt ô tô phẳng đẹp, thuận tiện cho các bước tiếp theo thì sẽ tiến hành sơn phủ. Bước này giúp đồng bộ màu của khu vực đắp bả matit với diện tích còn lại của xe. Sơn phủ có yêu cần khá nghiêm ngặt về điều kiện, nhiệt độ. Nếu không thực hiện trong điều kiện chuẩn, bề mặt sẽ rất dễ bị nổi bọt khí.

Bước 6. Sấy khô và che chắn các bộ phận xung quanh

Bước này sẽ chuẩn bị điều kiện hoàn hảo nhất trước khi tiến hành phun sơn. Bề mặt sơn cần ở trong trạng thái khô ráo nhất. Người ta có thể để lớp sơn phủ khô tự nhiên hoặc sử dụng các thiết bị sấy khô chuyên dụng. Sau đó đội ngũ kỹ thuật sẽ che chắn các bộ phận xung quanh để tránh bị loang sơn, dây sơn khi tiến hành.

Bước 7. Phun sơn

Bước này trong quy trình sơn xe ô tô đòi hỏi người thợ phải pha được đúng màu yêu cầu. Đây không phải điều đơn giản khi thợ phải điều chỉnh sơn với đúng áp suất khí, lượng sơn, độ xòe để lớp sơn được đồng nhất.

Xe khi sơn sẽ được đưa vào phòng sơn ô tô chuyên biệt để tránh bị nổi bọt khí, đảm bảo chất lượng sơn.

Phun sơn trong quy trình sơn xe ô tô

Bước 8. Đánh bóng

Lớp sơn sau khi đã được sấy khô thì xe sẽ được chuyển qua bước đánh bóng. Thợ kỹ thuật sử dụng một số hóa phẩm chăm sóc xe và các thiết bị đánh bóng chuyên dụng để thực hiện. Bước này vừa giúp màu sơn tiệp vào nhau vừa đảm bảo độ bền của lớp sơn.

Đánh bóng trong quy trình sơn xe ô tô

Bước 9. Kiểm tra sau hoàn thiện và bàn giao xe

Kỹ thuật viên cần kiểm tra lại toàn bộ tình trạng sau khi đã sơn xong. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, xe sẽ được bàn giao lại cho khách hàng và quy trình sơn xe ô tô kết thúc tại đây.

Sau khi sơn xe sẽ có khá nhiều vấn đề cần được lưu ý để đảm bảo chất lượng sơn về sau. Hãy lắng nghe những lưu ý này từ kỹ thuật viên để lớp sơn được bền đẹp nhất, tiết kiệm chi phí về sau.

CarOn hỗ trợ quy trình sơn xe ô tô

LIÊN HỆ TRUNG TÂM DỊCH VỤ Ô TÔ CARON

Trung tâm 1: CarOn Xuân Phương – Lô P3 Phố Thị Cấm, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trung tâm 2: CarOn Hoàng Quốc Việt – 455 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Trung tâm 3: Lai Xá – Km14, Quốc Lộ 32, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh cổng chào Hoài Đức)
Trung tâm 4: Trung tâm CarOn Mobile HN1 – Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động
Trung tâm 5: CarOn Care Thái Nguyên – 76 đường Việt Bắc, Đồng Quang, Thái Nguyên
Trung tâm 6: CarOn Care An Khánh – An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 1900633612 hoặc 0919009069