Cảm biến áp suất lốp, loại nào tốt?

Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là một thiết bị điện tử được dùng để đo lường áp suất bên trong lốp xe. TPMS cùng với hệ thống cảnh báo áp suất lốp cung cấp dữ liệu về áp suất lốp. Điều này giúp người dùng có thể kịp thời xử lý khi lốp xe có vấn đề. Với cảm biến TPMS, các vấn đề như nổ lốp hay thủng lốp sẽ không còn là nỗi lo. Trong bài viết này, CarOn sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cảm biến TPMS. Từ đó, giúp bạn chọn được loại cảm biến TPMS tốt nhất cho xế yêu của bạn.

Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp TPMS là một bộ phận thuộc hệ thống cảnh báo áp suất lốp. Cảm biến TPMS được lắp đặt trên xe là một van bơm hơi tích hợp bộ phát tín hiệu. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp sẽ lấy tín hiệu phát ra từ cảm biến. Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị giá trị áp suất lốp lên màn hình taplo xe. Khi xảy ra hiện tượng mất áp suất không khí trong lốp, TPMS sẽ thông báo cho người điều khiển. Việc thông báo được phát ra bằng đèn cảnh báo lốp bị xẹp. 

Cấu tạo cảm biến áp suất lốp

Hiện nay có nhiều loại cảm biến áp suất lốp ô tô khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo chung thường bao gồm 3 bộ phận cơ bản sau: 

Cụm van cảm biến

Cụm van cảm biến được tích hợp trên vành xe thay thế cho loại van bơm hơi thông thường. Cấu tạo gồm 1 viên pin lithium Pin này sẽ cấp nguồn hoạt động cho 1 cảm biến và 1 bộ phát tín hiệu điện từ. Bộ phát tín hiệu này có thể được lắp đặt ở bên ngoài hoặc bên trong lốp ô tô. Nó có chức năng đo lường áp suất ở 4 lốp xe.

Bộ xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm có chức năng thu nhận, xử lý các tín hiệu nhận được từ 4 van cảm biến áp suất lốp. Sau đó gửi dữ liệu hiển thị thông số lốp xe ô tô lên màn hình riêng hoặc màn hình trên xe ô tô, điện thoại,… Bộ phận này được ví là bộ não của thiết bị cảm biến áp suất lốp.

Màn hình hiển thị thông số

Màn hình hiển thị thông số có chức năng hiển thị các thông tin về áp suất và nhiệt độ của lốp xe. Với hệ thống cảnh báo áp suất lốp trên xe, áp suất lốp được hiển thị tích hợp trên màn hình đồng hồ công tơ mét hoặc màn hình giải trí. Với những bộ cảm biến là phụ kiện gắn thêm, hiện nay có nhiều loại TPMS đã chọn lược bỏ màn hình hiển thị này. Chúng được thay bằng tính năng kết nối trực tiếp vào màn hình của xe hoặc tích hợp trên điện thoại, đồng hồ thông minh. Việc lược bỏ này được nhận định sẽ hỗ trợ giám sát áp suất khi bơm được tối ưu hơn.

Vì sao nên lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô?

Lốp xe ô tô là bộ phận cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành của xe. Ngoài ra, lốp xe cũng phần nào quyết định sự an toàn khi vận hành của xe. Lốp xe phải hoạt động với tần suất cao, tiếp xúc liên tục với mặt đường, chịu áp lực lớn. Điều này khiến mức độ ổn định của lốp thường không cao.

Vì thế, việc thường xuyên kiểm tra, nắm rõ tình trạng lốp là rất cần thiết. Nếu lốp xuất hiện các dấu hiệu bất thường mà không kịp xử lý sẽ dễ dẫn đến nhiều rủi ro. Chẳng hạn như: lốp mòn nhanh, thủng, thậm chí phát nổ gây tai nạn.

Tuy nhiên, việc lắp đặt TPMS sẽ giúp bạn giải quyết mọi nỗi lo về lốp xe. Nhiệm vụ chính của TPMS là thông báo trị số áp suất lốp ô tô. Trị số này rất quan trọng trong việc theo dõi tình trạng của lốp. Từ đó, bạn sẽ theo dõi và đưa ra các bước xử lý phù hợp. Việc lắp cảm biến TPMS cho xe hơi sẽ mang lại cho bạn các lợi ích nổi bật sau:

Nắm rõ các trị số áp suất lốp

Mỗi khi kiểm tra áp suất lốp định kỳ, bạn thường phải sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp. Điều này sẽ khá bạn cảm thấy rất bất tiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn loại đồng hồ này. Do đó, đôi khi bạn sẽ phải mất công ra các tiệm lốp để nhờ kiểm tra. Nhưng với việc lắp cảm biến TPMS, bất kỳ lúc nào người lái cũng có thể theo dõi tình trạng áp suất lốp của xe.

Bơm lốp đúng thời điểm, kéo dài tuổi thọ lốp, tránh hao nhiên liệu

Lốp ô tô sẽ bị thoát khí theo thời gian, trung bình tầm 1 Psi/inch vuông/tháng. Nếu lốp bị nhiều vết vá, rò rỉ đầu van,… thì áp suất sẽ bị tụt nhanh hơn. Chạy xe lốp non có khả năng làm giảm đến 30% tuổi thọ lốp. Đồng thời, điều này gây ra tăng mức hao nhiên liệu. Khi lắp cảm biến TPMS, người lái có thể kịp thời cập nhật tình trạng lốp. Từ đó, người lái có thể biết để bơm lốp đúng thời điểm. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ lốp và tiết kiệm tối đa mức tiêu hao nhiên liệu.

Đảm bảo an toàn cho người lái

Khi có sự chênh lệch áp suất lớn giữa các bánh, chiếc xe sẽ ở trong trạng thái mất cân bằng. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình xe di chuyển trên đường. Đồng thời, giảm sự êm ái, tính ổn định an toàn trên xe. Hơn nữa, điều này khiến việc điều khiển của người lái cũng trở nên khó khăn và thiếu chính xác. Nhờ có TPMS, người dùng có thể theo dõi áp suất lốp thường xuyên. Từ đó, đảm bảo các chỉ số luôn ở mức tiêu chuẩn. Vì vậy, TPMS giúp đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển phương tiện và người lưu thông trên đường.

Nhanh chóng phát hiện khi lốp gặp vấn đề

Lắp cảm biến TPMS, người lái có thể phát hiện nhanh được các vấn đề bất thường ở lốp. Chẳng hạn như lốp bị tụt áp suất do vật nhọn đâm thủng, bị rò rỉ van, rò rỉ tanh lốp… Điều này giúp người lái đưa ra phương án xử lý kịp thời. Đồng thời, chủ xe có thể tránh để tình trạng lốp hư hỏng nặng hơn hay các rủi ro, nguy hiểm ngoài ý muốn.

Lắp cảm biến TPMS mang đến nhiều lợi ích. Nhưng trên hết vẫn là giúp bảo vệ xe, đảm bảo sự vận hành bình thường của xe. Đồng thời cũng là bảo vệ an toàn của người dùng xe, giúp lái xe an toàn trên mọi hành trình.

Nên lắp cảm biến áp suất lốp van trong hay van ngoài?

Cảm biến áp suất lốp cho ô tô có 2 loại chính là Van trong & Van Ngoài. Vậy ưu nhược điểm của 2 loại này là gì?

Cảm biến áp suất lốp van trong

Đây là thiết bị gắn bên trong lốp xe ô tô, thay thế cho van nguyên bản. Có nghĩa là việc lắp đặt sẽ khó khăn hơn nhưng khả năng cảnh báo sẽ tốt hơn. Bên trong lõi cảm biến áp suất lốp van trong là viên pin với tuổi thọ lên tới hơn 5 năm sử dụng liên tục. Viên pin này khi hết sẽ phải đặt mua từ nhà sản xuất.

Ưu điểm cảm biến áp suất lốp van trong: 

  • Độ chính xác cao: Hầu hết các dòng cảm biến TPMS van trong chính hãng như TexPad, Steelmate hay Icar đều có chất lượng tốt và được đánh giá cao bởi nhiều chuyên gia ô tô. Những sản phẩm này sở hữu độ nhạy cao, sai số gần như bằng không và cảnh báo cực kỳ chính xác. 
  • Khó bị mất trộm: TPMS được gắn bên trong lốp ô tô nên rất khó xảy ra trường hợp mất cắp, các chủ xe có thể yên tâm sử dụng.
  • Độ bền bỉ cao: Vì được gắn bên trong lốp nên loại cảm biến này không bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường bên ngoài như mưa, nắng, va đập,… Điều đó giúp nâng cao tuổi thọ sử dụng của sản phẩm, thời hạn lên tới hơn 5 năm. 

Nhược điểm cảm biến áp suất lốp van trong: 

  • Khó lắp đặt: Để lắp cảm biến TPMS van trong, bạn bắt buộc phải tháo lốp xe và cân bằng động 4 bánh xe sau khi lắp. Quá trình này đòi hỏi các thợ kỹ thuật chuyên nghiệp, tay nghề cao.
  • Giá thành cao: Hầu hết cảm biến TPMS van trong đều có giá từ 2 triệu đồng trở lên. 
  • Không thể sửa chữa khi xảy ra lỗi, hỏng hoặc hết pin.
  • Có thể gây ra các sai lệch của bánh xe hoặc sai cảm biến nếu tay nghề của thợ kém.
  • Một số loại đời cũ không có chức năng đảo lốp.

Cảm biến áp suất lốp van ngoài

Đây là loại có van cảm biến dạng nắp chai, gắn bên ngoài lốp ô tô và thay cho đầu van bánh xe. Vậy dòng cảm biến này có đặc điểm gì? 

Ưu điểm cảm biến áp suất lốp van ngoài: 

  • Giá thành rẻ: Cảm biến áp suất lốp van ngoài có giá khá rẻ, chỉ từ 700.000 – 1.500.000 VNĐ/ bộ. 
  • Lắp đặt dễ dàng: Thiết kế dạng nắp vặn và lắp bên ngoài lốp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự trang bị sản phẩm này cho xe hơi của mình. Quá trình sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với việc lắp cảm biến van trong. 
  • Tiện lợi trong việc thay thế, sửa chữa hoặc thay pin.
  • Không phải động chạm vào hệ thống của xe.

Nhược điểm cảm biến áp suất lốp van ngoài: 

  • Độ bền kém: Do lắp bên ngoài lốp xe nên sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các tác động của ngoại lực. Đó là lý do cảm biến áp suất lốp van ngoài thường bị lỗi chỉ sau 5 – 10 tháng sử dụng.
  • Độ chính xác thấp: Chất lượng của loại cảm biến này không thực sự đảm bảo, độ nhạy chưa cao và việc xảy ra lỗi khá thường xuyên.
  • Dễ mất trộm: Tình trạng mất trộm van cảm biến xảy ra khá thường xuyên do được gắn bên ngoài lốp xe. 
  • Khó bơm lốp xe: Bạn phải có dụng cụ mở van cảm biến chuyển dụng thì mới có thể bơm hơi như bình thường

Theo kinh nghiệm nhiều năm trong ngành độ xe, CarOn luôn khuyên khách hàng nên lắp cảm biến TPMS van trong. Vì đây là một bộ phận thiết yếu đối với lốp xe nên hãy trang bị sản phẩm chất lượng nhất.

Hơn nữa, cảm biến TPMS van trong có độ bền hơn cảm biến TPMS van ngoài. Về lâu dài, loại này có giá trị sử dụng cao hơn. Hãy tưởng tượng áp suất lốp van ngoài cứ 1 năm hỏng 1 lần và phải thay mới. Sau 5 năm bạn sẽ tốn trung bình 3.5 – 7.5 triệu đồng. Tuy nhiên, với cảm biến TPMS van trong, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Đồng thời, bạn sẽ không phải lo tình trạng mất cắp do được lắp bên trong.

Một số loại cảm biến áp suất lốp phổ biến

Cảm biến TPMS Steelmate

Cảm biến TPMS Steelmate được phân phối độc quyền bởi Công ty Đẳng cấp Camera. Dòng sản phẩm hiện tại được bán phổ biến ở Việt Nam là cảm biến TPMS Steelmate TP-S9i. Đây là dòng cảm biến van trong, có màn hình rời LCD chữ nhật. Dòng này nổi bật với các tính năng:

  • Màn hình sử dụng năng lượng mặt trời
  • Cảnh bảo rò rỉ áp suất lốp
  • Bơm lốp tiện lợi, đảo lốp không cần đảo cảm biến
  • Không lo mất trộm

Tuy nhiên vì là loại van trong nên khi lắp đặt hoặc sửa chữa cần phải cân bằng động lại bánh xe và thực hiện tại gara chuyên dụng.

Cảm biến TPMS Fobo Tire

Cảm biến TPMS Fobo Tire là một thương hiệu đến từ Mỹ, rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Các dòng cảm biến TPMS Fobo Tire thường thuộc loại van ngoài, không màn hình rời. Đồng thời, tích hợp hiển thị màn hình DVD hoặc qua điện thoại khá tiện lợi. Cảm biến lốp Fobo Tire hiện được ưa chuộng nhất là dòng Fobo Tire Plus. Ngoài ra, còn có dòng Fobo Tire Xtra và Ultra cho xe lớn.

Cảm biến TPMS Fobo Tire nổi bật với các tính năng:

  • Kết nối Bluetooth 4.0
  • Sử dụng được trên cả nền tảng Android hoặc IOS
  • Van ngoài có chống trộm an toàn
  • Tính năng cảnh báo tức thì

Cảm biến TPMS Icar

Cảm biến TPMS Icar được sản xuất bởi Công ty Icar Việt Nam. Các dòng cảm biến TPMS của Icar được ưa chuộng có thể kể đến như Icar TN405 có van ngoài và trong, TN400, TN300…

Cảm biến TPMS Careud

Cảm biến TPMS Careud có xuất xứ từ Trung Quốc, được đánh giá cao về chất lượng. Các dòng cảm biến TPMS Careud được ưa chuộng có thể kể đến Careud U912 và Careud U912t.

Cảm biến TPMS Xiaomi

Cảm biến TPMS Xiaomi cũng có xuất xứ từ Trung Quốc, có ưu điểm về thiết kế đẹp mắt và giá thành hợp lý. Các dòng cảm biến TPMS Xiaomi được ưa chuộng có thể kể đến Xiaomi 70mai Midrive t0, 70mai Pro…

Cảm biến TPMS Michelin

Cảm biến TPMS Michelin có xuất xứ từ Pháp, nổi tiến nhiều về chất lượng. Các dòng cảm biến TPMS được ưa chuộng có thể kể đến Michelin 4810, Michelin 4834…

Một số hãng cảm biến TPMS khác

Bên cạnh những thương hiệu nổi tiếng trên, thị trường Việt Nam cũng có nhiều hãng TPMS được ưa chuộng như cảm biến áp suất lốp Vietmap, Lotus, Goodyear, Carcam, Kenzo, Cartech…

Tùy vào mỗi loại xe và lợi ích mà chủ xe mong muốn, mỗi loại cảm biến khác TPMS sẽ có những điểm mạnh khác nhau. Vì vậy, hãy cân nhắc và lựa chọn loại cảm biến có chất lượng phù hợp với xế yêu của bạn nhé!

Cách lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô

Đối với cảm biến van ngoài

Van cảm biến gắn ngoài chính là những mũ chụp van xe. Vì vậy, cách thức lắp đặt đơn giản, bạn có thể tham khảo cách lắp đặt sau để có thể tự cài đặt tại nhà nhé.

  • Bước 1: Tháo van nguyên bản của xe ra sau đó khóa đai ốc vào.
  • Bước 2: Lắp lần lượt các van cảm biến theo ký hiệu ghi trên đầu van cảm biến.
  • Bước 3: Dùng cờ lê chuyên dụng khóa chặt đai ốc vào.

Đối với cảm biến van trong

Với van trong quy trình lắp đặt cần tỉ mỉ hơn, cụ thể:

  • Bước 1: Tháo lốp xe ra khỏi bánh
  • Bước 2: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tháo lốp ra khỏi vành
  • Bước 3: Cắt bỏ phần cao su ở chân van và tháo van xe nguyên bản ra khỏi lốp xe.
  • Bước 4: Lắp đặt van cảm biến vào vị trí van xe nguyên bản vừa tháo ra.
  • Bước 5: Bơm lốp xe để kích hoạt van cảm biến, tiếp đó lắp mũ chụp van cảm biến vào.
  • Bước 6: Cân bằng động và lắp lại bánh xe.

HỆ THỐNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ Ô TÔ CARON

CarOn được khách hàng tin tưởng và biết đến là chuỗi trung tâm dịch vụ sửa chữa ô tô tiêu chuẩn 5S. Bạn có thể mang xế yêu của mình tới CarOn để thực hiện mọi dịch vụ từ sửa chữa, bảo dưỡng, độ xe…

Hãy liên hệ với CarOn ngay theo Hotline: 0919.009.069

Cơ sở 1 – CarOn Xuân Phương
Lô P3, Phố Thị Cấm, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 0919009069
Cơ sở 2 – CarOn Hoàng Quốc Việt
455 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 1900633612
Cơ sở 3 – CarOn Lai Xá
Km14, Quốc Lộ 32, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh cổng chào Hoài Đức)
Phone: 0384653472
Cơ sở 4 – CarOn Mobile HN1
Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động
Cơ sở 5 – CarOn Care Thái Nguyên
76 đường Việt Bắc, Đồng Quang, Thái Nguyên
Phone: 0975782639
Cơ sở 6 – CarOn Care An Khánh
Khu Biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội
Phone: 0963598600