Động cơ ô tô là gì và gồm những loại nào?

Động cơ ô tô là gì và có vai trò gì trong cấu tạo và hoạt động của xe? Các loại động cơ ô tô phổ biến hiện nay là gì và có gì khác nhau? Tại sao bạn cần hiểu biết về động cơ ô tô? Hãy cùng CarOn khám phá những điều thú vị về động cơ ô tô – cấu tạo và hoạt động của “trái tim” của xe qua bài viết này nhé!

Động cơ ô tô là gì?

Động cơ ô tô là bộ phận quan trọng nhất của xe, được ví như “trái tim” của xe. Động cơ ô tô có nhiệm vụ chuyển đổi các dạng năng lượng khác nhau thành cơ năng. Năng lượng này sau đó sẽ được truyền đến các bánh xe thông qua hệ thống truyền lực, giúp xe di chuyển.

Ngoài ra, động cơ còn chịu trách nhiệm dẫn động cho một số hệ thống phụ trợ khác trên xe như: máy phát điện, hệ thống trợ lực lái…

Động cơ ô tô được phát minh vào cuối thế kỷ 19 bởi các nhà khoa học và kỹ sư người Đức như Karl Benz, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach. Từ đó đến nay, động cơ ô tô đã trải qua nhiều sự phát triển và cải tiến về công nghệ, thiết kế và tính năng.

Động cơ ô tô

>>> Xem thêm: Cách xử lý động cơ ô tô bị nóng

Khám phá cấu tạo chung của ô tô? Cấu tạo ô tô gồm những gì?

Phân loại động cơ ô tô

Có rất nhiều loại động cơ ô tô khác nhau, được phân biệt theo nguyên liệu sử dụng và cách thức hoạt động. Một số loại động cơ ô tô phổ biến nhất hiện nay là:

Động cơ xăng

Động cơ xăng là loại động cơ sử dụng xăng làm nhiên liệu để đốt cháy trong buồng nổ. Quá trình đốt cháy xảy ra theo chu kỳ 4 thì: Nạp – Nén – Nổ – Xả.

Động cơ xăng có ưu điểm là khởi động dễ dàng, vận hành êm ái. Tuy nhiên, động cơ xăng cũng có nhược điểm là tiêu hao nhiên liệu cao và công suất thấp.

Động cơ xăng

Động cơ dầu

Đây là loại động cơ sử dụng dầu diesel làm nhiên liệu để đốt cháy trong buồng nổ. Quá trình đốt cháy cũng xảy ra theo chu kỳ 4 thì như động cơ xăng.

Ưu điểm của động cơ dầu là công suất cao, mô men xoắn lớn và tiêu hao nhiên liệu ít. Tuy nhiên, động cơ dầu cũng có nhược điểm là khó khởi động, gây ồn và gây ô nhiễm khí thải.

Động cơ điện

Động cơ điện sẽ sử dụng điện năng để kích hoạt một hoặc nhiều mô-tơ điện. Mô-tơ điện có chức năng tạo ra sức quay trực tiếp cho các bánh xe hoặc thông qua hộp số.

Loại động cơ này ưu điểm là vận hành êm, không gây ô nhiễm khi sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu và có khả năng tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, động cơ điện cũng có nhược điểm là chi phí cao, pin điện có tuổi thọ và dung lượng hạn chế và cần có hạ tầng sạc điện phù hợp.

Động cơ điện

Động cơ hybrid

Đây là loại động cơ được đánh là sử dụng “công nghệ xanh”. Đây là loại động cơ kết hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện. Động cơ lai hybrid có thể sử dụng một trong hai loại động cơ hoặc cả hai loại động cơ để vận hành xe, tùy theo tình huống và điều kiện.

Động cơ hybrid có ưu điểm là tận dụng được ưu điểm của cả hai loại động cơ, giảm thiểu được nhược điểm của từng loại động cơ và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, động cơ lai hybrid cũng có nhược điểm là phức tạp về kỹ thuật, nặng về trọng lượng và đắt về giá thành.

Động cơ hybrid

Cấu tạo của động cơ đốt trong ô tô

Trong bài viết này, CarOn sẽ mang tới cho bạn thông tin chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong còn được hiểu chính là động cơ xăng và động cơ dầu, sẽ bao gồm các thành phần chính:

Xy lanh

Xy lanh là phần bên ngoài, chứa buồng đốt bên trong – nơi xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu. Xy lanh cũng là không gian để các piston di chuyển lên xuống.

Trong động cơ ô tô, số lượng xy lanh thường từ 3 đến 12, phổ biến là 4, 6 và 8 xy lanh. Có nhiều kiểu bố trí xy lanh bên trong động cơ, bao gồm xếp thẳng hàng chữ I, xếp đối đỉnh chữ V, chữ W. Ngoài ra, còn có kiểu xếp phẳng, nằm ngang đối xứng, và kiểu động cơ Boxer.

Xy lanh

Piston

Piston có hình dạng trụ được liên kết với thanh truyền, và sẽ di chuyển lên và xuống bên trong xy lanh. Khi nhiên liệu cháy, áp suất cao được tạo ra để đẩy piston di chuyển, từ đó truyền lực lên thanh truyền để quay trục khuỷu.

Trên piston có các vòng gắn găng piston (hay còn gọi là xéc-măng) trong các rãnh dọc trên thân piston. Xéc-măng giúp đảm bảo buồng đốt được kín, ngăn chặn hỗn hợp nhiên liệu hoặc khí thải xâm nhập xuống dưới. Đồng thời, chúng ngăn chặn dầu nhớt bôi trơn từ các khe rò rỉ vào buồng đốt.

Piston

Xu-páp

Xu-páp là hệ thống van trong động cơ, có chức năng mở và đóng xy lanh. Nhiệm vụ của nó là điều khiển lượng nhiên liệu và khí thải đi vào và ra khỏi xy lanh theo thời điểm phù hợp.

Xu-páp hoạt động chính xác đến mức năng lượng đốt cháy được tận dụng tối đa, từ đó lượng khí thải tạo ra cũng giảm đi. Tuy nhiên, hệ thống xu-páp không thể hoạt động tự động mà cần phụ thuộc vào hệ thống trục cam.

Xu-páp

Trục cam

Trục cam được chia thành hai loại: trục cam kép và trục cam đơn. Đây là một thanh kim loại liền khối, có bề mặt được phay cắt để tạo thành các rãnh nhấp nhô được gọi là mấu cam.

Khi trục cam quay quanh trục của nó, các mấu cam cũng quay theo một chu kỳ đã được tính toán trước đó. Nhờ đó, các van xu-páp của xy lanh được mở và đóng. Trục cam đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ là mở và đóng các van của xy lanh. Trong khi đó, với trục cam kép, mỗi thanh cam đảm nhiệm một nhiệm vụ độc lập.

Trục cam

Trục khuỷu

Trục khuỷu có vai trò chuyển đổi chuyển động tuyến tính của piston thành chuyển động xoay. Nó nhận lực từ thanh truyền và biến đổi thành mô-men xoắn, tạo công suất truyền đến bộ phận làm việc. Đồng thời, nó cũng nhận năng lượng từ bánh đà, truyền ngược lại cho piston để tiếp tục quá trình sinh công.

Trục khuỷu

Bugi

Bugi là thành phần để thực hiện đánh lửa cho quá trình đốt cháy nhiên liệu. Trong động cơ, bugi được thiết kế để đánh lửa với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Trục khuỷu có cảm biến vị trí trục khuỷu giúp xác định vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu, sau đó truyền thông tin này về đến ECU (đơn vị điều khiển động cơ). Nhờ thông tin này, ECU có thể tính toán thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa một cách chính xác.

Bugi

Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về cấu tạo động cơ ô tô. Nếu có các nhu cầu liên quan đến độ, chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng xe hơi nói chung và động cơ ô tô nói riêng, hãy mang tới CarOn để được hỗ trợ.

HỆ THỐNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ Ô TÔ CARON

CarOn được khách hàng tin tưởng và biết đến là chuỗi trung tâm dịch vụ sửa chữa ô tô tiêu chuẩn 5S. Bạn có thể mang xế yêu của mình tới CarOn để thực hiện mọi dịch vụ từ sửa chữa, bảo dưỡng, độ xe…

Hãy liên hệ với CarOn ngay theo Hotline: 0919.009.069

Cơ sở 1 – CarOn Xuân Phương
Lô P3, Phố Thị Cấm, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 0919009069
Cơ sở 2 – CarOn Hoàng Quốc Việt
455 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 1900633612
Cơ sở 3 – CarOn Lai Xá
Km14, Quốc Lộ 32, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh cổng chào Hoài Đức)
Phone: 0384653472
Cơ sở 4 – CarOn Mobile HN1
Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động
Cơ sở 5 – CarOn Care Thái Nguyên
76 đường Việt Bắc, Đồng Quang, Thái Nguyên
Phone: 0975782639
Cơ sở 6 – CarOn Care An Khánh
Khu Biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội
Phone: 0963598600