CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU PHỦ Ô TÔ

Việc phủ bóng ôtô nhằm tăng độ cứng bề mặt, chống bám bụi, bám nước dần trở nên quen thuộc. Do đó, thời gian qua nhiều người sử dụng dịch vụ phủ bóng, nhất là chất liệu ceramic.

Vậy, có những loại công nghệ vật liệu phủ ô tô nào hiện nay trên thị trường? Liệu phủ ceramic có tốt hơn các loại phủ bóng bằng nano, graphene sáp bóng hoặc cana truyền thống? Có thực sự cần thiết phủ ceramic cho xe không? Phủ ceramic có thể bảo vệ xe bạn ở mức độ nào? Bài viết này sẽ cung cấp tất cả những thông tin cơ bản nhất tới các chủ xế.

Công nghệ vật liệu phủ ô tô ceramic là gì?

Phủ ceramic ô tô (phủ gốm) là phủ lên bề mặt ô tô một lớp polymer dạng lỏng. Thường có thành phần gốc vô cơ như titan dioxit, silic dioxit…, rồi đánh bóng. Mục đích là để hạn chế những tác động từ bên ngoài có thể làm hỏng, bạc màu sơn xe, đồng thời khiến xe bóng hơn. Từng bộ phận trên xe cũng sẽ được phủ một loại ceramic khác nhau

Nếu như các loại sáp hoặc cana truyền thống cũng giúp xe bóng đẹp như mới, nhưng không giữ được lâu (nhiều nhất là 12 tháng). Thì phủ ceramic tạo một lớp bảo vệ bề mặt sơn được khá lâu (2-5 năm), nếu bạn chăm sóc xe tốt.

Ngoài ra, phủ ceramic cũng có công dụng chống bụi bẩn cho xe, do bề mặt láng bóng.

Vậy, liệu phủ ceramic có tốt hơn các loại phủ bóng bằng những vật liệu truyền thống khác hay không? Hãy cùng caron.vn so sánh nhé!

Phủ nano 

Phủ nano (phủ bóng Nano) là việc phủ lên bề mặt lớp sơn xe một lớp dung dịch có thành phần chính là các tinh thể có gốc hữu cơ với kích thước siêu nhỏ dạng Nano. Lớp phủ này có tác dụng làm sơn xe trở lên sáng bóng hơn, bảo vệ sơn xe khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

Tuy nhiên phương pháp này lại dễ dàng tạo ra các vết bẩn loang ở phần mặt kính lái khi sử dụng cần gạt mưa, độ bền phủ nano bị hạn chế và thường xuyên phải phủ lại, thời gian phủ nano kéo dài từ vài tuần và thậm chí tới một năm và mức giá phủ nano kính khá cao.

Phủ sáp bóng

Phủ sáp bóng là giải pháp bảo vệ sơn phổ biến được sử dụng trên nhiều dòng xe khác nhau thông qua việc sử dụng sáp tự nhiên để đảm bảo độ bóng và độ bền màu cần thiết. Người dùng thường lựa chọn phương pháp phủ sáp tự nhiên (sáp Carnauba).

Tuy nhiên Sáp Carnauba tự nhiên sẽ cứng lại sau từ 1 – 24 giờ tùy loại nên người dùng phải đợi ít nhất 1 ngày nếu muốn phủ thêm lớp thứ 2. Bên cạnh đó, loại sáp này dễ bị mòn, chỉ có tác dụng bảo vệ sơn trong thời gian tối đa 6 tháng. Do đó, nếu muốn tăng tính thẩm mỹ cho xe, người dùng phải thực hiện phủ sáp thường xuyên, tốn nhiều thời gian và công sức.

Phủ cana

Cana là một loại xi (sáp) chuyên dụng, có chứa các chất ăn mòn mạnh. Được dùng để đánh bóng những bề mặt bị sần sùi, có vết xước, cần làm sạch hoặc sáng bóng. Nhờ những công dụng đó, cana thường được chọn để đánh bóng xe ô tô.

Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến lớp sơn ô tô, người dùng nên chọn các loại cana chuyên dụng có độ mịn cao. Khuyết điểm khi dùng cana đánh bóng xe ô tô là không ứng dụng được với các vết xước vừa đến lớn.V iệc dùng cana để đánh bóng xe nhiều lần cũng có thể dẫn đến lớp sơn bị bào mòn, ố màu, loang lổ màu. Lâu dần sẽ ăn mòn vào trong lớp trong, hư hại luôn lớp sơn nguyên bản.

Phủ graphene

Graphene là một chất được tạo ra từ các nguyên tử carbon sắp xếp theo cấu trúc tổ ong, rất mỏng và dai. Vì vậy, các lớp phủ graphene thực sự bao gồm oxit graphene để cho phép graphene được kết hợp vào dung dịch. Nhược điểm là các lớp phủ gốm, oxit silica và thạch anh thông thường dễ bị các đốm nước.

Graphene làm giảm nhiệt trên bề mặt sơn do đó xuất hiện vết nước ít hơn so với lớp phủ gốm.

Vậy bạn nên chọn loại công nghệ vật liệu phủ ô tô nào?

Câu trả lời ở đây là “ tùy thuộc vào nhu cầu của bạn”.

Sau khi phân tích các đặc điểm ở trên thì bạn có thể biết ưu và nhược của từng loại. Qua đây, tùy vào nhu cầu thực tế để chọn ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Tuy nhiên hãy lưu ý 2 điều là:

  • Cùng một công nghệ nhưng mỗi nhà sản xuất sẽ có những phụ gia và công nghệ riêng. Vậy nên chất lượng cũng sẽ khác nhau. Một lọ Ceramic chất lượng cao vẫn tốt hơn mọi mặt 1 sản phẩm Graphene kém chất lượng.
  • Việc dung dịch phủ tốt chỉ chiếm 40% việc tạo ra một lớp phủ tốt. 60% còn lại phụ thuộc vào chất lượng, uy tín và chính sách bảo hành của đơn vị thi công.

Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp ích phần nào cho việc ra quyết định của quý khách hàng. Chúc quý khách luôn đúng đắn trong lựa chọn của mình nhé!