Thực trạng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ngày càng trở nên sôi động. Nước ta đang chào đón hàng loạt các thương hiệu mới tìm kiếm cơ hội đầu tư, các doanh nghiệp trong nước cũng hướng tới xâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương hiệu.

Thực trạng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Thực trạng chung

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một kênh đầu tư được vận dụng để đưa các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới, và ngược lại. Tuy nhiên, hoạt động này tại Việt Nam vẫn còn mang tính sơ khai và gặp nhiều thách thức.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Việt Nam (VFA), hiện nay có khoảng 300 thương hiệu nhượng quyền trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam, trong đó 70% là thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu của thị trường.

Thực trạng nhận nhượng quyền thương hiệu nước ngoài

Trong giai đoạn 2007 – 2020, Việt Nam đã cấp phép cho 262 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại nước ta. Trong đó, các thương hiệu lớn phải kể đến như McDonalds, Pizza Hut, Burger King, Lotteria… Có thể thấy, lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam là chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng chiếm 41,31%. Theo ngay sau đó là các cửa hàng bán lẻ nội thất, mỹ phẩm, bán lẻ chiếm 15,49%. Thời trang chiếm 14,08%. Lĩnh vực giáo dục – đào tạo chiếm 11,47%.

Nhận kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nước ngoài

Thực trạng kinh doanh thương hiệu nhượng quyền trong nước

Xét đến hoạt động trong nước, các doanh nghiệp nội địa cũng đã hình thành mô hình nhượng quyền để phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu. Một số cái tên phải kể đến là Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, thời trang Ninomax, Foci… Trong đó, Phở 24, Doanh nghiệp tư nhân Đức Triều và Công ty TNHH Vũ Giang đã được cấp phép nhượng quyền ra nước ngoài. Điều này thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng thương hiệu Việt Nam vươn ra toàn thế giới.

Tiềm năng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19. Nhờ hoạt động nhượng quyền, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng cường uy tín và lợi nhuận mà không phải đầu tư quá nhiều vốn và nhân lực.

Một số lĩnh vực nhượng quyền hấp dẫn ở Việt Nam hiện nay là dịch vụ ô tô, bán lẻ, giáo dục và đào tạo, thể dục và thể thao… Đây là những lĩnh vực được dự báo là có nhu cầu cao tăng cao và có khả năng sinh lời tốt. Rất dễ để nhìn thấy những thương hiệu nổi tiếng trong các lĩnh vực này như CarOn, KFC, Highlands Coffee, ILA, California Fitness & Yoga, Mango, Mixue…

Để thành công trong việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các doanh nghiệp cần có một chiến lược rõ ràng và minh bạch. Chú trọng đến việc duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng là điều cần thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt xu hướng thị trường, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để phát triển bền vững.

Tiềm năng kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam

CarOn – Thương hiệu nhượng quyền hàng đầu về dịch vụ ô tô

Nếu bạn đang tìm kiếm một lĩnh vực để tham gia đầu tư thì dịch vụ ô tô là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. Gọi ngay tới Hotline 0398987879 để được tư vấn chi tiết.

Trung tâm 1: CarOn Xuân Phương – Lô P3 Phố Thị Cấm, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trung tâm 2: CarOn Hoàng Quốc Việt – 455 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Trung tâm 3: Lai Xá – Km14, Quốc Lộ 32, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh cổng chào Hoài Đức)
Trung tâm 4: Trung tâm CarOn Mobile HN1 – Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động
Trung tâm 5: CarOn Care Thái Nguyên – 76 đường Việt Bắc, Đồng Quang, Thái Nguyên
Trung tâm 6: CarOn Care An Khánh – An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu của CARON đã được thực thi và đạt lợi nhuận.