Các bước nạp gas điều hòa ô tô

Điều hòa ô tô là một thiết bị không thể thiếu trên một chiếc xe hơi. Điều hòa giúp cho không khí trong xe luôn mát mẻ, thoải mái và sạch sẽ. Để điều hòa hoạt động hiệu quả và bền lâu, bạn cần phải bảo dưỡng và nạp gas điều hòa ô tô định kỳ. CarOn sẽ mang tới những thông tin cần biết về nạp gas điều hòa ô tô trong bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao cần nạp gas điều hòa ô tô?

Gas điều hòa ô tô là một hỗn hợp chất lỏng được sử dụng trong hệ thống làm lạnh của ô tô để tạo ra không khí mát mẻ trong xe. Gas có khả năng hấp thụ nhiệt và chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang khí, giúp làm lạnh không khí thông qua quá trình tuần hoàn.

Khi lượng gas có trong điều hòa giảm, hiệu suất làm lạnh của hệ thống làm lạnh cũng theo đó mà giảm. Bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng không khí trong xe sẽ không được mát, thoải mái như khi điều hòa còn gas. Vì vậy, để đảm bảo hiệu suất làm máy của hệ thống điều hòa, cần kiểm tra thường xuyên và tiến hành nạp thêm gas cho điều hòa khi cần thiết. Ngoài ra, thiếu gas cũng có thể gây hư hỏng cho máy nén, dàn lạnh và các chi tiết khác của hệ thống điều hòa. 

Tại sao cần nạp gas điều hòa ô tô?

Khi nào thì cần nạp gas điều hòa ô tô?

Sẽ không có một thời điểm cụ thể nào mà bạn phải mang xe đi nạp gas. Sự mất gas sẽ phụ thuộc vào tình trạng hoạt động và cách sử dụng hệ thống điều hòa trên xe của bạn.

Bất kỳ thời điểm nào bạn nhận thấy điều hòa có các dấu hiệu bất thường như không mát, làm lạnh chậm, hơi lạnh yếu, thì có thể dây chính là lúc mà bạn cần nạp gas cho điều hòa. Thông thường, bạn nên vệ sinh và kiểm tra gas điều hòa định kỳ sau mỗi 20.000 – 30.000 km vận hành.

>>> Xem thêm: Cách khắc phục điều hòa ô tô có mùi hôi khó chịu

Các loại gas điều hòa ô tô

Hiện nay, có ba loại gas điều hòa ô tô được sử dụng phổ biến nhất là R22, R32 và R410A. Mỗi loại gas có những ưu và nhược điểm riêng, bạn cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định chọn loại gas phù hợp cho xe của mình.

Gas R22

Gas R22 là loại gas được áp dụng đầu tiên trên điều hòa ô tô và máy lạnh thông thường. Gas R22 có những ưu điểm như:

  • Dễ bảo trì
  • Không gây cháy nổ
  • Không độc hại
  • Giá thành rẻ

Tuy nhiên, gas R22 cũng có những nhược điểm là:

  • Gây hại cho tầng ozone
  • Có thể gây khó thở nếu nồng độ cao
  • Sẽ bị cấm lưu hành sau năm 2040
Gas R22

Gas R32

Gas R32 là loại gas mới nhất trên thị trường hiện nay, và được sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản. Gas R32 có những ưu điểm vượt trội như:

  • An toàn cho môi trường
  • Tiết kiệm năng lượng
  • Làm lạnh nhanh và sâu
  • Có thể sử dụng chung với thiết bị của gas R410A

Những nhược điểm của loại gas R32 là:

  • Giá thành cao
  • Dễ gây cháy nổ nếu tiếp xúc với lửa
  • Cần thiết bị đặc biệt để nạp
Gas R32

Gas R410A

Gas R410A là một loại gas được sản xuất với mục đích chính là thay thế cho gas R22. Loại gas máy lạnh này có những ưu điểm là:

  • Không ảnh hưởng tới tầng ozone
  • Làm lạnh tốt hơn gas R22 gấp 1.6 lần
  • Tiết kiệm năng lượng

Bên cạnh đó, gas R410A cũng có những nhược điểm như:

  • Giá thành cao
  • Có mật độ bay hơi cao, có thể gây ngạt thở hoặc khí độc nếu rò rỉ trong môi trường kín
Gas R410A

Các bước nạp gas điều hòa ô tô đúng chuẩn

Mỗi trung tâm ô tô sẽ có các bước tiến hành nạp gas điều hòa là khác nhau. Dưới đây là quy trình các bước để nạp gas cho điều hòa ô tô:

Bước 1: Xác định lượng gas lạnh trong hệ thống

Đầu tiên, bạn cần xác định lượng gas lạnh hiện có trong hệ thống. Để làm điều này, lắp ống nạp gas vào van xả phía thấp áp (thường nằm gần bộ lọc không khí ẩm). Tuy nhiên, trước khi nạp gas mới, cần kiểm tra xem hệ thống có bị rò rỉ gas không. Nếu có rò rỉ, không khí ẩm có thể đã nhập vào hệ thống, và việc nạp gas mới sẽ không đạt được hiệu quả tốt.

Đồng thời, nên thay bộ lọc không khí ẩm để đảm bảo hệ thống được sạch và không bị nhiễm ẩm. Bạn cũng nên bổ sung dầu cho máy nén. Khi hệ thống bị rò rỉ gas, dầu trong máy nén cũng có thể bị mất theo gas lạnh và thoát ra ngoài hệ thống.

>>> Xem thêm: Vệ sinh điều hòa

Địa chỉ sửa điều hòa

Bước 2: Xác định xem gas lạnh có bị rò rỉ không

Để xác định chính xác xem gas lạnh có bị rò rỉ không thì bạn có thể thực hiện bằng cách cho dung dịch nước xà phòng lên các đường ống, chi tiết của hệ thống điều hòa. Nếu vị trí đó mà xuất hiện bong bóng thì khu vực đó chắc chắn đã có gas lạnh bị rò rỉ.

Bước 3: Kiểm tra đường ống của dàn nóng có bị tắc nghẽn không?

Tại bước này thì tốt nhất bạn nên mang xe đến các garage để được được hỗ trợ chi tiết và chính xác nhất.

Bước 4: Mở van xả của bình chứa gas

Đảm bảo van xả trên bình chứa gas được mở hoàn toàn. Điều này đảm bảo tính an toàn và tránh tình trạng bình chứa bị đánh thủng khi khớp nối của ống nạp gas được lắp đặt với khớp nối trên bình chứa.

Bước 4: Mở van xả của bình chứa gas

Bước 5: Vặn chặt khớp nối trên bình với khớp nối của ống nạp gas

Sau khi đã mở van xả của bình chứa gas, tiếp theo, vặn chặt khớp nối trên bình chứa gas với khớp nối của ống nạp gas trên hệ thống. Khi mở van xả, gas lạnh sẽ được giải phóng và đi ra ngoài theo ống nạp.

>>> Xem thêm: Chọn mua gối tựa đầu ô tô và những điều nên biết

Bước 6: Làm sạch ống nạp gas

Để làm sạch ống nạp gas, bạn cần mở van thấp áp trên đồng hồ đo áp suất cho đến khi bạn nghe thấy tiếng xì ra của gas lạnh. Sau đó, từ từ nới lỏng khớp nối và nối ống nạp với bộ van trên đồng hồ đo áp suất. Ngay khi gas lạnh thoát ra khỏi ống nạp, hãy xiết chặt lại khớp nối để ngăn không khí và độ ẩm không vào trong ống nạp.
Trong quá trình thực hiện, bạn hãy mang đồ bảo hộ như găng tay và kính để tránh tiếp xúc với khí gas lạnh, có thể gây hại cho da và sức khỏe.

Bước 7: Xác định vị trí van xả thấp áp của hệ thống làm lạnh

Tìm vị trí của van xả thấp áp trong hệ thống làm lạnh. Thường van này nằm gần bộ lọc không khí ẩm. Sau khi xác định được vị trí, nối van xả này với ống áp suất thấp trên đồng hồ đo áp suất.

Bước 8: Khởi động động cơ và bật hệ thống điều hòa ở chế độ cao

Khởi động động cơ và bật hệ thống điều hòa ở chế độ cao. Quan sát đồng hồ đo áp suất để kiểm tra xem hệ thống có cần nạp thêm ga lạnh không. Nếu giá trị áp suất trên đồng hồ đo áp suất duy trì ổn định trong khoảng yêu cầu, tức là hệ thống đã đủ ga lạnhkhông cần nạp thêm. Nếu giá trị áp suất thấp hơn yêu cầu, tiến hành các bước nạp ga lạnh.

Bước 9: Mở van thấp áp trên đồng hồ đo áp suất để gas lạnh đi qua ống nạp

Trong trường hợp giá trị áp suất thấp hơn yêu cầu, tiến hành nạp gas bằng cách mở van thấp áp trên đồng hồ đo áp suất để cho gas lạnh đi qua ống nạp.

Bước 9: Mở van thấp áp trên đồng hồ đo áp suất để gas lạnh đi qua ống nạp

Bước 10: Giữ bình chứa chất làm lạnh thẳng đứng và hợp lý

Giữ bình chứa chất làm lạnh thẳng đứng để hơi gas đi vào hệ thống, tránh cho gas lỏng đi vào hệ thống và gây hư hại cho máy nén. Đồng thời, cần theo dõi giá trị áp suất trên hai đồng hồ (một đồng hồ đo áp suất trên ống thấp áp và một đồng hồ đo áp suất trên ống cao áp của hệ thống) để biết khi nào dừng việc nạp ga.

Bước 11: Tháo dụng cụ nạp ga

Sau khi hệ thống đã được nạp đầu ga, hãy vặn chặt các van trên đồng hồ đo áp suất và bình chứa. Tháo khớp nối của ống nạp trên đồng hồ đo áp suất và trên bình chứa. Kiểm tra xem có rò rỉ ga tại các van xả thấp áp và cao áp của hệ thống. Cuối cùng, thay thế nắp nhựa của các van xả.

Bước 12: Kiểm tra không khí thoát ra từ họng gió trên xe

Kiểm tra xem không khí thoát ra từ họng gió trên xe có lạnh như yêu cầu hay không. Nếu không khí lạnh như yêu cầu, việc nạp ga đã hoàn tất.

Việc nạp gas cho điều hòa ô tô nghe thì đơn giản nhưng thực sự không phải việc dễ làm. Trong quá trình thực hiện bạn có thể bị bỏng khí lạnh hoặc làm hư hỏng một số chi tiết. Nếu không phải người quá am hiểu về xe hơi thì tốt nhất bạn nên mang xe tới các địa chỉ sửa chữa ô tô để được hỗ trợ.

HỆ THỐNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ Ô TÔ CARON

CarOn có cung cấp dịch vụ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các vấn đề về điều hòa ô tô nói riêng và ô tô nói chung. Được trang bị những thiết bị vô cùng hiện đại, phụ tùng chính hãng. Đồng thời sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề. CarOn cam kết đem lại chất lượng và dịch vụ tận tâm nhất.

CarOn

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay theo Hotline: 0919.009.069

Cơ sở 1 – CarOn Xuân Phương
Lô P3, Phố Thị Cấm, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 0919009069
Cơ sở 2 – CarOn Hoàng Quốc Việt
455 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 1900633612
Cơ sở 3 – CarOn Lai Xá
Km14, Quốc Lộ 32, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh cổng chào Hoài Đức)
Phone: 0384653472
Cơ sở 4 – CarOn Mobile HN1
Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động
Cơ sở 5 – CarOn Care Thái Nguyên
76 đường Việt Bắc, Đồng Quang, Thái Nguyên
Phone: 0975782639
Cơ sở 6 – CarOn Care An Khánh
Khu Biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội
Phone: 0963598600